Những bước cần chú ý khi chuyển website sang VPS mới.

 

 

Nhiều doanh nghiệp cỡ lớn đã chuyển dần việc chạy website của họ trên VPS, đơn giản bởi vì VPS sẽ nhanh và hoạt động ổn định hơn rất nhiều so với hosting.

Hiện nay đa số hosting được sử dụng cho những trang web nhỏ, nó không thích hợp lắm cho những website kinh doanh có nguồn dữ liệu nặng. Cơ bản vì nó rẻ hơn nhiều so với VPS nên được mọi người chọn để làm nơi lưu trữ nguồn dữ liệu cho website. Tuy nhiên việc sử dụng vps là rất tốt nhưng đôi khi cũng có những vấn đề khi chuyển dữ liệu từ nguồn này sang nguồn khác cụ thể là VPS.

1. Những bước cần thiết để chuyển website sang một VPS mới

 

 

Nếu bạn chỉ cần chuyển trang web WordPress sang một máy chủ mới trong khi vẫn giữ cùng một tên miền thì quá trình này khá đơn giản. Đầu tiên bạn cần phải xuất và nhập cơ sở dữ liệu từ máy chủ cũ sang máy chủ cũ và sau đó di chuyển / sao chép các tệp tin bằng trình quản lý tệp hoặc FTP. Cơ bản chúng xoay quanh những vấn đề như sau:

* Xuất cơ sở dữ liệu từ máy chủ lưu trữ cũ
* Nhập cơ sở dữ liệu vào máy chủ lưu trữ mới
* Nén và Chuyển các tệp WordPress sang máy chủ mới
* Thay đổi Giấy chứng nhận WordPress Cơ sở dữ liệu
* Chuyển trang web WordPress sang Máy chủ Mới với tên miền mới
* Chạy Tìm và Thay thế trên Cơ sở dữ liệu

2. Các bước cần chú ý sau khi chuyển website

 

* Về mặt SEO

– Tối ưu lại các thẻ khi chuyển sang các VPS mới. Lưu ý phải giữ lại được url hoặc điều hướng sang url tránh mất thứ hạng hiện có.

– Phần mô tả tốt nhất để giống với url cũ và cả descreption nữa để giống như cũ sẽ tránh việc bị ảnh hưởng xấu tới trang web.

– Chăm sóc web bằng cách xem lại lỗi còn tồn đọng trên website và cập nhật lại các bài viết cũ.

* Về mặt người dùng

– Chăm chút cho giao diện và xem các hình ảnh của web xem có bị vỡ ảnh hay mất link ảnh làm chúng không hiển thị gì không (lỗi này thường gặp khi chuyển site).

– Đảm bảo các chức năng hoạt động bình thường, đặc biệt như giỏ hàng hay dịch vụ chat.

* Về mặt hệ thống kỹ thuật

– Test tốc độ website trên VPS xem ổn định không
– Theo dõi xem có bị tình trạng downtime hay không
– Tốc độ load website trên hệ thống như thế nào?
– Fix các mã lỗi nếu có.
——————————————————————————————————

Tham khảo ngay bài viết này: Lợi thế nào của VPS sẽ giúp wordpress của bạn xử lý lỗi hiệu quả.

Leave a Reply