Gần đây việc sử dụng CyberPanel đã ổn định hơn, người dùng wesite cũng sử dụng phương phức quản lý web này nhiều hơn hẳn. Tuy nhiên vẫn còn khá ít tài liệu liên quan đến CyberPanel và bài viết này mình sẽ chỉ ra cho các bạn những điều không nên làm sau khi cài đặt CyberPanel.
1. Không upload file qua SFTP
Khi bạn upload file qua SFTP, những file được upload lên đó sẽ được sở hữu bởi root. Mà CyberPanel thì chỉ cho phép 1 người dùng vận hành được những file mà người đó sở hữu. Đây cũng chính là tính năng bảo mật tuyệt vời của Linux nhưng lại là nguyên nhân gây ra lỗi phân quyền.
2. Không được xóa Example vhost
Thư mục Example vhost chứa file để chạy Trình quản lý tệp (File Manager) nên khi bạn xóa đi thì sẽ không thể sử dụng được Trình quản lý tệp nữa.
3. Trình quản lý tệp (File Manager)
Khi chỉnh sửa file vhost.conf của một website, bạn nên chú ý cái này, đừng xóa đi nhé.
Nếu xóa đi, bạn sẽ không sử dụng được Trình quản lý tệp (File Manager).
4. MySQL
Nếu bạn cài đặt CyberPanel với 2 database (MySQL). Cổng MySQL sử dụng mặc định 3306, cái còn lại là 3307. Khi muốn thay đổi 2 cổng này thì bạn phải sửa lại file cài đặt của CyberPanel.
File này có đường dẫn/user/local/CyberCP/CyberCP/settings.pyln và có nội dung sau:
Thay đổi lại ort mà bạn muốn và khởi động lại gunicorn bằng lệnh:
systemctl restart gunicorn.socket
5. MySQL Password
Bạn có thể xem mật khẩu root MySQL ở file:
/etc/cyberpanel/mysqlPassword