Giải bài toán bảo mật dự liệu trong điện toán đám mây

Công nghệ VPS Cloud mang đến rất nhiều lợi ích cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, việc đầu tư cho công nghệ này vẫn chưa được nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam quan tâm triển khai. Theo nhận định của các chuyên gia CNTT, gút mắt không nằm ở chi phí đầu tư hay các công nghệ tích hợp, mà là những giải pháp bảo mật và ngăn chặn sự thất thoát dữ liệu trong môi trường chung liệu có thể phát huy tác dụng hay không…

+đăng ký tên miền giá rẻ
+đăng ký tên miền việt nam
+hosting gia re

Mô hình điện toán đám mây của Oracle.
Mô hình điện toán đám mây của Oracle.

Không chỉ đợi đến khi Oracle, HP, IBM, Microsoft, SAP… “rầm rộ” triển khai công nghệ điện toán đám mây người ta mới thấy được những lợi ích mà công nghệ này mang lại. Giới chủ doanh nghiệp Việt Nam cũng đang dần tiếp cận các dịch vụ “đám mây” thông qua các dự án của một số doanh nghiệp nước ngoài như Microsoft, IBM, Intel… Tuy nhiên, hầu hết các doanh nghiệp vẫn đang loay hoay với hàng loạt câu hỏi: những quy định pháp lý, những cam kết bảo đảm bí mật, khả năng bảo mật và mức độ an toàn của hệ thống dữ liệu trước các cuộc tấn công từ bên ngoài vào những nhà cung cấp dịch vụ này có thực sự hữu hiệu và đáng tin cậy; liệu các doanh nghiệp trong nước có đủ bản lĩnh trong việc bảo đảm bí mật thông tin cho các khách hàng trước các áp lực từ phía chính phủ (như Google đã làm để bảo vệ địa chỉ e-mail của các khách hàng trước “sức ép thâm nhập” từ phía chính phủ Trung Quốc); và, liệu những công ty kinh doanh dịch vụ “đám mây” có thể bảo đảm được độ an toàn về dữ liệu và thông tin cho các khách hàng, khi bí mật thông tin là một trong những yếu tố quyết định thắng – thua trong cạnh tranh.

Các tiện ích nổi bật của dịch vụ

– Dữ liệu được cập nhật liên tục và hoàn toàn tự động.

– Dữ liệu được bảo vệ và bảo mật sát sao trong từng thao tác.

– Dữ liệu được sao lưu đúng nguyên bản, đồng nhất và dễ dàng truy xuất.

– Nguồn dữ liệu có thể mở rộng và mã hóa bất cứ lúc nào.

– Dữ liệu được lưu trữ ở trung tâm dữ liệu hoàn toàn an ninh của nhà cung cấp dịch vụ.

Như đã đề cập ở trên, “bảo vệ dữ liệu” là ứng dụng được nhiều CIO đặt hàng nhất trong số các dịch vụ “đám mây”, bởi vấn đề bảo mật dữ liệu luôn là mối quan tâm hàng đầu của hầu hết các doanh nghiệp và vô hình trung đã trở thành phần việc trọng tâm, xuyên suốt hầu hết các hoạt động của công ty.
Trong môi trường điện toán đám mây, các doanh nghiệp chỉ cần đầu tư một lần và có thể ứng dụng những tiện ích công nghệ tương thích một cách nhanh chóng và dễ dàng hơn trong việc quản lý và bảo vệ dữ liệu của mình. “Điện toán đám mây đã giúp các CIO thoát khỏi guồng quay không điểm dừng của CNTT: nâng cấp – sửa chữa – đặt lại cấu hình từ hạ tầng mạng, băng thông, đường truyền cho đến các băng đĩa chương trình. Chúng tôi đã không còn mất thời gian và nhân lực để sao lưu dữ liệu theo kiểu cũ nữa, khi các tiện ích của “đám mây” được cập nhật liên tục với tính đồng bộ hóa rất cao. Khi một giải pháp hợp lý được chọn, doanh nghiệp hoàn toàn an tâm khi dữ liệu được cập nhật một cách tự động và CIO có thể khởi chạy ứng dụng để bảo vệ dữ liệu trên nhiều dạng thức như máy chủ, các trình ứng dụng, máy để bàn, máy tính xách tay…”, một chuyên gia của Iron Mountain cho biết.

Chuyên gia này lấy ví dụ: “Dữ liệu của khách hàng sẽ được tải về trung tâm dữ liệu của Iron Mountain, được cập nhật tự động và sau đó được chuyển sang khu vực ngoại tuyến (off-site) trên trung tâm dữ liệu để bảo mật. Nguồn dữ liệu này sẽ được các kỹ sư CNTT của chúng tôi sao chép bằng các ứng dụng chuyên biệt, sau đó lưu trữ riêng để có thể đáp ứng nhu cầu khôi phục hay sao lưu của khách hàng vào bất cứ lúc nào. Điều này không những giúp tiết giảm được thời gian truyền tải dữ liệu mà còn giúp hệ thống mạng của khách hàng giảm bớt tải”.

Các công nghệ giúp bảo vệ dữ liệu

– Mã hóa chuyên biệt và đồng bộ dữ liệu một cách an toàn trong suốt quá trình luân chuyển, lưu trữ và khôi phục.

– Thiết lập một bản sao lưu đối ứng, tùy vào dung lượng dữ liệu.

– Tối ưu hóa băng thông.

– Tuân thủ tối đa các tiêu chuẩn an toàn dữ liệu lưu trữ.

– Tất cả dữ liệu đều được sao lưu song song, trên trung tâm dữ liệu của nhà cung cấp dịch vụ và ở một máy chủ khác.

Hiện nay, hầu hết các dịch vụ bảo vệ dữ liệu trong môi trường điện toán đám mây đều tích hợp và hướng khách hàng sử dụng trình quản lý bằng trang web. Doanh nghiệp, qua trang web quy định, vừa có thể theo dõi toàn bộ quá trình bảo vệ dữ liệu của mình, vừa có thể theo dõi tình trạng hoạt động, phân quyền thao tác và tùy chọn các chính sách sao lưu hay tái cấu trúc cơ sở dữ liệu bất cứ khi nào cần thiết.
LiveVault và Connected Backup của Iron Mountain là một trong số những dịch vụ được giới CNTT đánh giá cao với những tiện ích cụ thể. Một trong những tiện ích đáng kể mà LiveVault mang lại chính là khả năng bảo mật cao và khả năng ứng dụng rộng: LiveVault có thể được áp dụng cả máy chủ, các trình ứng dụng, máy tính cá nhân và trên cả máy tính xách tay.

Với những công nghệ được các nhà cung cấp dịch vụ “đám mây” đầu tư và phát triển đồng bộ, các CIO đã không phải lo lắng quá nhiều về dữ liệu của doanh nghiệp mình nữa, điện toán đám mây giúp doanh nghiệp dễ dàng hơn trong việc quản lý dữ liệu và sao lưu chúng. Một giám đốc chuyên môn của Iron Mountain phát biểu: “LiveVault và Connected Backup của chúng tôi, cũng như hầu hết các dịch vụ tương tự của các nhà cung cấp dịch vụ khác, đều rất dễ dàng khi cài đặt và sử dụng mà không cần phải tập huấn cho nhân viên. Công nghệ trong “đám mây” gần như đã phát triển toàn hảo. Và dữ liệu của khách hàng luôn được bảo mật và bảo vệ tối đa”.

Leave a Reply