Hiện nay, Đám mây ngày nay không chỉ lo cho khách hàng chuyện lưu trữ dữ liệu mà còn được sử dụng cho các doanh nghiệp thực hiện nhiều dịch vụ phân tích, quản lý cao cấp khác.
+đăng ký tên miền giá rẻ
+đăng ký tên miền việt nam
+hosting gia re
Tại hội nghị cấp cao các nhà phân tích và báo giới châu Á – Thái Bình Dương (APAC Press & Analyst Summit) do NetEvents tổ chức ở Hồng Kông gần đây, các chuyên gia công nghệ thông tin (CNTT) đã thảo luận để tìm hướng đi của điện toán đám mây trong thời gian tới.
Không ai tránh khỏi đám mây
Ông Andrew Milroy, Phó chủ tịch Viện nghiên cứu CNTT khu vực châu Á – Thái Bình Dương của Frost & Sullivan, cho biết trong thời gian tới điện toán đám mây sẽ trở thành vấn đề chính của các doanh nghiệp do đây là làn sóng tiếp theo của phong trào thương mại điện tử. Và do vậy điện toán đám mây sẽ là hoạt động kinh doanh phát triển nhanh nhất trong lĩnh vực CNTT.
Dẫn chứng từ một nghiên cứu của hãng này, ông Andrew Milroy cho hay, thị trường điện toán đám mây tại khu vực châu Á – Thái Bình Dương trừ Nhật Bản (APEJ), trong giai đoạn từ 2010-2015, có tốc độ tăng trưởng mỗi năm khá cao, khoảng 39%. “Năm 2012, thị trường đám mây sẽ đạt khoảng 2,22 triệu đô la Mỹ, đến năm 2015, thị trường tại khu vực này sẽ hơn 5,8 triệu đô la”, ông nói.
Trong xu thế phát triển của điện toán đám mây, các ngành như ngân hàng, bán lẻ, y tế, báo chí truyền thông… sẽ có sự chuyển dịch lớn như: các ngân hàng không chi nhánh sẽ thay thế mô hình ngân hàng hiện tại, thương mại điện tử và các gian hàng trên Internet sẽ thay thế dần các cửa hàng bán lẻ truyền thống.
Bên cạnh đó, y tế điện tử và việc ứng dụng những phần mềm hỗ trợ chăm sóc bệnh nhân sẽ thay cho dịch vụ y tế hiện nay; cũng như sách điện tử (ebook) sẽ là hướng đi trong tương lai của ngành truyền thông.
Ngoài ra, với sự thay thế dần máy tính bàn bằng các thiết bị di động như máy tỉnh bảng, điện thoại thông minh… càng làm cho con đường đến điện toán đám mây là tất yếu trong tương lai.
Các thiết bị di động ngày càng có nhiều chức năng hơn, giúp người sử dụng giải quyết được nhiều công việc hơn. Điện toán đám mây đang và sẽ là xu hướng chính trong những năm tới, trong phát triển ứng dụng di động, ông Andrew Milroy dự báo.
Trong khi đó, theo một nghiên cứu khác của Frost & Sullivan, được ông Andrew Milroy trình bày tại hội thảo, khoảng 37% trong tổng số 600 giám đốc công nghệ thông tin (CIO) được khảo sát đều đồng tình ở thời điểm này, những lợi ích mà điện toán đám mây mang lại hơn hẳn những rủi ro.
Ngoài ra, khoảng 31% các giám đốc này cho biết sẽ có nhiều áp lực trong việc quản lý dữ liệu khi chuyển sang dịch vụ đám mây, mặc dù đây là xu thế tất yếu.
Tuy nhiên, khoảng 21% các CIO này lại không cho rằng đám mây công cộng (Public Clouds) ít an toàn hơn so với các đám mây riêng (Private Clouds). Và gần 40% các giám đốc trên đều đồng ý rằng điện toán đám mây sẽ là ưu tiên hàng đầu của họ trong thời điểm này.
Doanh nghiệp lo lắng chuyện bảo mật
Theo các chuyên gia, các thách thức khó khăn trong môi trường điện toán đám mây mà doanh nghiệp cần quan tâm là mức độ bảo mật, khả năng sẵn sàng cao và dễ dàng tích hợp, truy cập của dữ liệu.
Ngoài ra, chất lượng dịch vụ trên đám mây, sự hoạt động ổn định của các ứng dụng, phần mềm cũng là mối quan tâm của các giám đốc công nghệ thông tin.
Ông Jan Alvin Pabellon, Giám đốc sản phẩm cấp cao – APAC Công ty NetSuite, cho biết ảo hóa là một ứng dụng chuyển tiếp trong điện toán đám mây. Nhưng vấn đề là các doanh nghiệp đang gặp khó khăn với việc tích hợp các loại cơ sở hạ tầng và các phần mềm khác nhau, khi chuyển lên điện toán đám mây.
Ngoài ra, để di chuyển các quy trình kinh doanh phức tạp từ các phần mềm máy chủ của khách hàng (client server) sang môi trường đám mây là rất khó.
Trong khi đó, theo ông Irit Gillath, Giám đốc tiếp thị toàn cầu Công ty Telco Systems, các vấn đề mà nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây cần làm rõ cho khách hàng mình hiểu là dữ liệu của họ được lưu trữ ở đâu, có an toàn không, làm thế nào để tải dữ liệu giữa các đám mây.
Đồng quan điểm với ông Irit Gillath, ông Daniel Kwong, Phó chủ tịch công nghệ thông tin và dịch vụ bảo mật của CITIC Telecom International, CPC Limited, cho rằng khi chuyển dữ liệu lên đám mây, doanh nghiệp cần phải biết dữ liệu của mình đặt trong đám mây của nhà cung cấp dịch vụ nào, được lưu trữ ở đâu, làm thế nào để tải dữ liệu giữa các đám mây? Ví dụ ở Singapore, dữ liệu tài chính phải được đặt tại Singapore. Để tăng khả năng bảo mật, các nhà cung cấp dịch vụ đám mây thường hay lưu trữ dữ liệu của khách hàng ở nhiều máy chủ đặt ở nhiều quốc gia, đề phòng trường hợp quốc gia đó bị thiên tai, mất dữ liệu thì còn có thể lấy lại ở nơi khác. Ngoài ra, tùy theo mỗi quốc gia quy định về việc lưu trữ đám mây mà các nhà cung cấp dịch vụ phải tuân theo, như ở Singapore, quốc gia này yêu cầu các dữ liệu tài chính của doanh nghiệp họ phải được lưu trữ trong nước chứ không được lưu trữ ra bên ngoài.
“Trong việc chuyển dữ liệu, chúng tôi thường khuyến khích khách hàng bắt đầu từ việc chuyển cơ sở hạ tầng như một dịch vụ (IaaS) cho một nhà cung cấp để việc tích hợp dễ dàng hơn. Khách hàng vẫn sở hữu ứng dụng đó. Họ chỉ cần chuyển quy trình, năng suất xử lý (processing power), dữ liệu vào đám mây. Bên cạnh đó, khi hàng loạt ứng dụng được thiết kế để lên mây và việc hỗ trợ bảo mật đủ tốt để khách hàng quyết định thuê nhiều hơn, thì chúng tôi sẽ khuyến cáo họ chuyển một vài ứng dụng không quan trọng lên SaaS (phần mềm như một dịch vụ)”, ông Daniel Kwong nói.
Tại hội thảo , các chuyên gia cũng cho rằng, một cơ sở hạ tầng đám mây càng tập trung sẽ càng có ít yếu điểm hơn, an toàn hơn so với một cơ sở hạ tầng đám mây phân tán.